Ẩm thựcBến TreĐặc sản

Nghề làm bánh phồng sữa-đặc sản xứ dừa Bến Tre

Bánh phồng sữa là một trong những đặc sản của xứ dừa Bến Tre, hiện được rất nhiều địa phương trong tỉnh sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

  • Chú thích ảnh
    Làm bánh phồng truyền thống trên địa bàn xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

    Nếu có dịp về Bến Tre, du khách có thể dừng chân ở xã An Hiệp (huyện Ba Tri) để tìm hiểu về một loại bánh đặc sản của vùng đất xứ dừa: bánh phồng sữa. Người dân nơi đây không nhớ nghề làm bánh phồng có từ bao giờ mà chỉ biết nó được “cha truyền con nối” từ đời này đến đời sau.

    Chú thích ảnh
    Nạo dừa để chuẩn bị cho việc làm bánh phồng.
    Chú thích ảnh
    Bột làm bánh được trộn bằng máy thay cho bằng tay như trước đây.
    Chú thích ảnh
    Bánh phồng ngon hay không tùy thuộc người trở bột. Người trở bột phải trở đều tay, nhanh và liên tục thì bột mới nhuyễn, bánh khi nướng mới nở và xốp.

    Theo cơ sở sản xuất bánh phồng Thanh Phương, bánh phồng sữa là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ dừa Bến Tre. Bánh được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng… Để có chiếc bánh phồng chất lượng thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng.

    Chú thích ảnh
     Sau khi bột được trộn đều và nhuyễn thì bắt đầu khâu cán bánh. 
    Chú thích ảnh
    Khi cán bánh, người bọc bột phải bóc sao cho từng viên bột có khối lượng đều nhau và cán thật khéo để bánh tròn, mỏng đều.

    Nếp dùng làm bánh là loại nếp đặc trưng của Bến Tre – gạo nếp sáp (gạo có hương vị tự nhiên, thơm nhiều, dẻo dính). Dừa dùng để lấy nước cốt làm bánh chỉ chọn loại dừa mới khô. Gạo nếp được đem ngâm vài giờ để nếp mềm, sau đó vo sạch rồi mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới cho vào cối giã nhuyễn cùng nước cốt dừa, đường…

    Chú thích ảnh
    Bình quân mỗi ngày, cơ sở bánh phồng Thanh Phương sản xuất được khoảng gần 1.500 chiếc bánh.
    Chú thích ảnh
    Bánh cán xong sẽ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Phơi bánh phồng cũng là một sự kỳ công và tỉ mỉ, phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều. Nếu được nắng, bánh phồng phơi khoảng nửa ngày đã khô.
    Chú thích ảnh
    Sau khi phơi nắng, bánh được mang vào để đóng gói. Thông thường mỗi gói có 50 cái.

    Chị Bùi Thị Diễm Kiều, Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết, các cơ sở làm bánh phồng giải quyết cho hàng chục lao động nhàn rỗi trong xã. Mùa sản xuất bánh phồng cao điểm là dịp Tết, do nhu cầu làm quà biếu tặng và sử dụng trong những ngày Tết của người dân tăng cao. Giá các loại bánh phồng dao động từ 1.000 -2.000 đồng/cái tùy theo khuôn bánh to hay nhỏ.

    Theo chị Diễm Kiều, hiện bánh phồng sữa An Hiệp không những phục vụ thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước lân cận.

    H.Tuyết-M.Linh/Báo Tin tức

 

Related Articles

Back to top button