Ẩm thựcĐBSCLMiền TâySóc trăngTin tứcVăn hóa

ĐỘC ĐÁO NGHỀ ĐI MONG Ở MIỀN TÂY | KÝ SỰ

Đi Mong – Biển miền Tây đa phần là bãi bồi nhiều phù sa, đây cũng chính là đặc điểm riêng tạo nên nét độc đáo của Vùng, từ đây một nghề của biển đã hình thành – nghề đi Mong, hay còn gọi là trượt ván bắt cá.

Nghề đánh bắt cá là một ngành nghề khá phổ biến và là nghề mưu sinh chủ yếu của người dân sông nước Miền Tây. Nó gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ đã đi qua theo từng con nước của dòng sông mang tên chín rồng. Dọc theo dòng sông Cửu Long, tuỳ theo mỗi vùng, tuỳ theo con nước, và tuỳ theo mỗi loại cá, mà có hình thức đánh bắt khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Đối với những bãi bồi ven biễn Tây Nam bộ thì hình thức đi Mong có thể xem là một nghề, một nét văn hoá biển Tây Nam Bộ. Về với biển Tây Nam bộ, khá nhiều du khách sẽ cảm thấy thất vọng vì biển nơi đây đa phần là bãi bồi nhiều phù sa, không thích hợp tắm biển. Nhưng chính vì đặc điểm này đã tạo nên một nghề của biển – nghề đi Mong, hay còn gọi là trượt ván bắt cá.
“Mong” là một tấm ván mỏng được người dân ở đây chế tạo dùng làm phương tiện di chuyển trên bùn lầy nhanh và nhẹ nhàng dọc bãi bùn ra đến thềm nước để thả lưới bắt con cá, con sò trang trải cuộc sống hằng ngày.

https://youtu.be/n3z6gqynb8k

Related Articles

Back to top button